Lắp đặt điều hòa cây tại Hà Nội
Bên cạnh chất lượng và giá bán, khi chọn mua điều hòa cây, người ta còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác nữa, đặc biệt là cấu tạo, cách lắp đặt và sử dụng. Vậy cấu tạo điều hòa cây như thế nào? Cách lắp đặt và sử dụng điều hòa cây ra sao? Bài viết Lắp đặt điều hòa cây tại Hà Nội của điện tử An Khang sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.
I. Cấu tạo và công suất điều hòa cây
Điều hòa cây (hay máy lạnh đứng, điều hòa tủ đứng, máy điều hòa đứng…) có kiểu dáng hình hộp chữ nhật, khá nhỏ gọn nên không chiếm quá nhiều diện tích. Công suất của điều hòa cây khá lớn, thường từ 21000BTU trở lên, nhờ vậy mà nó có khả năng làm mát hiệu quả cho những không gian có diện tích lớn như phòng khách, cửa hàng, nhà hàng, bệnh viện…
Điều hòa cây được sử dụng khá phổ biến ngày nay
Cấu tạo của điều hòa cây gồm những bộ phận cơ bản như:
1. Dàn nóng:
Là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Bên trong dàn nóng gồm quạt và máy nén. Đây là những bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng nhất (chiếm khoảng 95% tổng lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa). Dàn nóng được thiết kế đặc biệt để có thể lắp đặt ngoài trời mà không cần phải che chắn.
2. Dàn lạnh:
Là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu ly tâm (quạt lồng sóc). Dàn lạnh sẽ được đặt bên trong nhà và có nhiều dạng khác nhau để người dùng lựa chọn sao cho phù hợp với kết cấu tòa nhà cũng như không gian lắp đặt.
3. Dây điện điều khiển:
Được đặt giữa dàn nóng và dàn lạnh.
4. Hệ thống ống dẫn gas:
Là đoạn ống liên kết dàn nóng và dàn lạnh, bao gồm ống dịch lỏng và ống gas, trong đó ống dịch lỏng nhỏ hơn ống gas.
5. Dây điện động lực:
Còn gọi là dây điện nguồn, thường được nối với dàn nóng. Số dây điện nguồn sẽ phụ thuộc vào hãng máy và loại điện nguồn mà máy sử dụng (điện nguồn của điều hòa cây có thể là loại 1 pha hoặc 3 pha tùy vào công suất, thường thì những loại máy có công suất từ 36000BTU trở lên sẽ dùng điện 3 pha).
II. Hướng dẫn cách lắp đặt điều hòa cây tại Hà nội
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt.
Chúng ta nên lắp máy lạnh đứng ở nơi thông thoáng, không có vật cản, tránh lắp ở nơi gần cửa ra vào, nơi có nguy cơ cháy nổ hoặc những nơi có dầu khoáng, hơi dầu, bột kim loại…
Bước 2: Lắp đặt dàn lạnh điều hòa cây.
- Dùng bút đánh dấu vị trí đặt lỗ ống gas, lỗ ống thoát nước, rồi khoan thật chính xác những vị trí đã xác định.
- Xác định 4 vị trí dưới sàn hoặc dưới kệ để dàn lạnh, rồi dùng khoan khoan 4 lỗ này. Đường kính và độ sâu lỗ khoan phụ thuộc vào con tắc kê nở (hoặc bu lông) mà bạn đã lựa chọn.
- Dùng tắc kê nở (hoặc bu lông) để cố định dàn lạnh vào đúng vị trí đã xác định.
- Lắp miếng bát “L” lên nóc điều hòa cây, sau đó bắt vào tường bằng bu lông hoặc tắc kê nở để máy đứng vững hơn.
Bước 3: Lắp đặt dàn nóng.
Khi lắp đặt dàn nóng cho máy lạnh đứng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên để những người có chuyên môn thực hiện vì việc lắp dàn nóng khá phức tạp.
- Dù lắp trên mặt đất hay trên sân thượng, bạn đều nên đặt dàn nóng trên kệ để bảo vệ nó tốt hơn.
- Giá treo dàn nóng phải thật chắc chắn.
- Phải lắp đặt đầy đủ các đệm cao su để giảm chấn.
- Cần đảm bảo mặt sau dàn nóng cách vật cản tối thiểu 300mm, mặt trước dàn nóng cách vật cản tối thiểu 1000mm, các mặt cạnh của dàn nóng cách vật cản tối thiểu 500mm.
Bước 4: Nối đường ống dẫn gas, dây điện và ống nước.
- Loe ống gas và kết nối. Lưu ý: Làm sạch ống đồng trước khi loe, khi cắt ống phải tránh đè mạnh và cắt sâu, cần loại bỏ gờ mép cắt.
- Đấu dây điện. Lưu ý: Các dây điện phải được nối chắc chắn, không được chạm vào ống gas hay các bộ phận khác như quạt.
Bước 5: Chạy thử máy lạnh tủ đứng.
Sau khi lắp đặt điều hòa cây xong, bạn hãy cấp nguồn điện cho máy và chạy thử trong vòng 30 phút. Nếu máy vận hành ổn định, không gặp trục trặc gì thì việc lắp đặt đã thành công.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI BẠN CẦN
Điện Thoại: 0945.440.388 or 0947.464.388
Địa chỉ: Số 25B ngách 282/22 Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Gmail: info@dientubkankhang.com